Tổng quan về biến tần 1 pha – Hướng dẫn cài đặt và ứng dụng

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 15/10/2024 15 phút đọc

Biến tần 1 pha là thiết bị thay đổi tần số cho ra dòng điện xoay chiều, sử dụng nguồn điện đầu vào 1 pha 220V và đầu ra 3 pha 380V. Biến tần 1 pha có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp, giúp điều khiển tốc độ và lực của các thiết bị, tiết kiệm năng lượng và tăng hiệu quả hoạt động. Tham khảo ngay bài viết này của FDI care để hiểu rõ hơn về biến tần 1 pha.  

Thông tin về biến tần 1 pha  

Khái niệm  

Biến tần 1 pha là thiết bị điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động cơ 3 pha 220V. Bằng cách thay đổi tần số và pha của dòng điện xoay chiều. Biến tần 1 pha sử dụng nguồn điện biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V. Và sử dụng nguyên lý PWM để điều chỉnh điện áp và tần số của dòng điện. Biến tần 1 pha có nhiều ưu điểm: tiết kiệm năng lượng, giảm độ rung và tiếng ồn… z5932677469760-ca64e728de9c49f7bf3ec211f27e6fb8Cấu tạo biến tần 1 pha  

z5932681145711_8e9e73f9b92f6576efddeee6f3555f0d-1
  • Bộ nguồn: là bộ phận cung cấp nguồn điện cho biến tần. Bộ nguồn bao gồm bộ lọc EMI để giảm nhiễu điện từ, bộ chỉnh lưu để chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, và bộ tụ để lọc và lưu trữ năng lượng.  
  • Bộ xử lý: Bộ xử lý có chức năng xử lý các tín hiệu điều khiển từ bàn phím hoặc từ các thiết bị ngoại vi khác.   
  • Bộ biến đổi: Bộ biến đổi biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều có thể điều chỉnh được tần số và pha.  
  • Bộ phản hồi: Có chức năng đo và gửi lại các thông số của động cơ cho bộ xử lý.  

>>>Xem thêm: Biến tần 3 pha là gì? Tất tần tật cấu tạo và nguyên lý

Nguyên lý hoạt động  

  • Bước 1: Bộ nguồn chuyển dòng điện xoay chiều 1 pha 220V thành dòng điện một chiều có điện áp khoảng 310V.  
  • Bước 2: Bộ xử lý tạo ra các xung PWM có tần số và chiều rộng khác nhau theo các tín hiệu điều khiển từ bàn phím hoặc từ các thiết bị ngoại vi khác.  
  • Bước 3: Bộ biến đổi chuyển mạch các xung PWM để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều 3 pha có thể được điều chỉnh pha và tần số. Dòng điện xoay chiều này làm cho động cơ quay.  
  • Bước 4: Bộ phản hồi gửi lại các thông số của động cơ cho bộ xử lý. Bộ xử lý so sánh và điều chỉnh lại các xung PWM để duy trì tốc độ, mô-men xoắn và áp suất của động cơ theo yêu cầu.  

Đầu tiên, thông qua bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha sẽ được chỉnh lưu và lọc thành nguồn một chiều bằng phẳng. Điện đầu vào sẽ ở mức điện áp và tần số cố định 380V 50Hz.

cau_tao_cua_bien_tan
Nguyên lý làm việc của biến tần

Hướng dẫn cài đặt cho biến tần 1 pha  

6 Bước hướng dẫn cài đặt  

Bước 1: Reset biến tần về mặc định. Bạn cần vào tham số F00.04 và chọn giá trị = 1.   

Bước 2: Lựa chọn phương thức điều khiển. Bạn cần vào tham số F01.01. Có 4 phương thức điều khiển chính, là:  

  • =0: Tốc độ đặt tại tham số F01.02.  
  • =1: Tốc độ bằng triết áp trên mặt biến tần được thay đổi.  
  • =2: Thay đổi tốc độ khi dùng triết áp ngoài.   
  • =6: Điều khiển chạy PID.  

Bước 3: Bạn cần vào tham số F01.08 để cài đặt được tần số chạy lớn nhất  

Bước 4: Lựa chọn lệnh điều khiển chạy/dừng biến tần. Bạn cần vào tham số F02.00. Có 2 lệnh điều khiển chính, là:  

  • =0: Điều khiển chạy hoặc dừng trên bàn phím biến tần.   
  • =1: Điều khiển bằng tín hiệu bên ngoài.  

Bước 5: Thời gian được cài đặt tăng tốc và giảm tốc. Bạn cần vào tham số F03.00 và F03.01  

Bước 6: Lựa chọn loại động cơ. Bạn cần vào tham số F08.00. Có 3 loại động cơ chính, là:  

  • =0: Dùng cho động cơ 3 pha 220VAC.  
  • =2: Dùng cho động cơ 1 pha khi loại tháo bỏ tụ.  
  • =3: Dùng cho động cơ 1 pha khi loại 2 dây giữ nguyên tụ.   
z5932681988166-00be7e2a0cdb2d496150cd394828cae2
Hướng dẫn cài đặt cho biến tần 1 pha  

3 Bước lắp đặt biến tần 1 pha chạy chế độ PID  

Bước 1: Đấu nối lệnh chạy.  

  • Chọn lệnh chạy bằng tín hiệu bên ngoài và bàn phím biến tần, bạn cần đấu về chân DI1  
  • Nếu bạn chọn lệnh chạy bằng bàn phím biến tần, bạn không cần đấu nối lệnh chạy.  

Bước 2: Đấu nối tín hiệu đầu vào analog.  

  • Nếu bạn sử dụng AI1, bạn cần đấu về chân +10V, AI1 và GND của biến tần.   
  • Nếu bạn sử dụng AI2, bạn cần đấu về chân +10V, AI2 và GND của biến tần.  

Bước 3: Đấu nối tín hiệu phản hồi từ cảm biến áp suất. (Bạn cần sử dụng loại cảm biến áp suất có đầu ra 4~20mA và sử dụng nguồn 24V)  

  • Bạn cần đấu chân “+24V” của biến tần vào chân số “1” của cảm biến áp suất.  
  • Bạn cũng cần đấu chân số “2” của cảm biến áp suất vào chân “AI2” của biến tần. (Bạn cũng cần gạt switch AI2 trên biến tần về nấc I.)  

8 Bước cài đặt các tham số cho chế độ PID  

Bước 1: Reset biến tần về mặc định. Bạn cần vào tham số F00.04 và chọn giá trị = 1  

Bước 2: Lựa chọn chế độ điều khiển đầu ra chạy PID. Bạn cần vào tham số F01.01  

Bước 3: Lựa chọn lệnh điều khiển chạy/dừng biến tần. Bạn cần vào tham số F02.00  

  • =0: Điều khiển chạy hoặc dừng trên bàn phím biến tần.  
  • =1: Điều khiển bằng tín hiệu bên ngoài.  

Bước 4: Lựa chọn loại động cơ. Bạn cần vào tham số F08.00. Có 3 loại động cơ chính, là:  

  • =0: Dùng cho động cơ 3 pha 220VAC.  
  • =2: Với động cơ 1 pha được dùng loại tháo bỏ tụ.  
  • =3: Với động cơ 1 pha được dùng loại 2 dây giữ nguyên tụ.   

Bước 5: Chọn lựa phương thức cài đặt với giá trị áp suất mong muốn. Bạn cần vào tham số F13.00. Có 3 phương thức chính, là:  

  • =0: Cài đặt tại tham số F13.01.  
  • =1: Trên mặt biến tần được cài đặt bằng triết áp.   
  • =2: Cài đặt từ đầu vào analog.  

Bước 6: Lựa chọn cổng AI2 để nhận tín hiệu phản hồi từ cảm biến áp suất. Bạn cần vào tham số F13.02 và chọn giá trị = 1.  

Bước 7: Cài đặt dải cho tín hiệu phản hồi áp suất. Bạn cần vào tham số F13.03   

Bước 8: Cài đặt tần số thức và tần số ngủ. Bạn cần vào tham số F14.10 và F14.12 để nhập giá trị tần số thức và tần số ngủ cho biến tần. 

Ứng dụng trong ngành công nghiệp của biến tần 1 pha  

z5932675887450-61d10e575773a68949e1a65e3bf6e184
Ứng dụng của biến tần 1 pha  
  • Điều khiển tốc độ động cơ: Cho phép điều chỉnh tốc độ của động cơ một cách vô cấp, bằng cách thay đổi tần số và pha của dòng điện đặt lên cuộn dây của động cơ.  

  • Điều khiển mô-men xoắn động cơ: Điều khiển mô-men xoắn của động cơ một cách chính xác, bằng cách thay đổi điện áp và tần số của dòng điện đặt lên cuộn dây của động cơ.  
  • Điều khiển áp suất: Điều khiển áp suất của các thiết bị bơm, quạt, máy nén khí, …, bằng cách thay đổi tốc độ và mô-men xoắn của động cơ.  

Hy vọng rằng bài viết của FDI care đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích về biến tần 1 pha, giúp bạn có những quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa và sử dụng thiết bị này trong công việc của mình.

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Biến tần 3 pha là gì? Tất tần tật cấu tạo và nguyên lý

Biến tần 3 pha là gì? Tất tần tật cấu tạo và nguyên lý

Bài viết tiếp theo

Cách cài đặt biến tần đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm

Cách cài đặt biến tần đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Zalo
SĐT