Cách cài đặt biến tần đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm
Biến tần là một thành tựu công nghệ động điện hiện đại. Nó đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong việc tối ưu hóa hiệu suất và điều khiển linh hoạt của các hệ thống điện. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cài đặt biến tần một cách chi tiết giúp bạn dễ dàng thực hiện.
Giới thiệu về biến tần
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ.
Biến tần tất cả các hãng đều giống nhau, chỉ khác ký hiệu chân còn sơ đồ gần như nhau. Các thông số cơ bản khi cài đặt biến tần áp dụng chung cho tất cả các loại biến tần. Chỉ với bốn thông số này bạn có thể sử dụng được biến tần.
Các thông số cơ bản cần nhớ khi cài đặt biến tần
Có 4 thông số bạn nhất định phải nhớ khi cài đặt biến tần, với bất kì cách cài đặt biến tần nào cũng cần sử dụng tới những thông số này.
Cài thông số chọn cách RUN/STOP
Trên bàn phím hay thông qua chân điều khiển bên ngoài (24V + S1), tìm thông số trong tài liệu hướng dẫn có cụm từ (Main run source selection), (Operation Method) hoặc (Drive Mode – Run/Stop Method) tùy mỗi loại biến tần có cách ghi khác nhau.
Lựa chọn như sau:
0: Keypad: Run/Stop trên bàn phím.
1: External Run/Stop control: Run/Stop bên ngoài.
2: Communication: Run/Stop qua cổng RS485.
Thời gian tăng tốc (Acceleration time 1) và thời gian giảm tốc (Deceleration time 1)
Thông số về thời gian luôn là phần quan trọng trong mọi cài đặt máy móc tự động hóa, trong đó có cả cách cài đặt biến tần . Nó quyết định trực tiếp tới khả năng hoạt động trơn tru của máy hiện tại và sau này.
Thời gian tăng tốc là thời gian khi nhấn RUN thì motor sẽ chạy từ 0Hz ~ 50HZ mặc định là 10 giây, tùy ứng dụng sẽ có thời gian khác nhau. Thời gian giảm tốc là thời gian khi nhấn STOP đến khi động cơ ngừng hẳn.
Trong biến tần có thông số cài đặt bỏ qua chế độ Deceleration, đó là Fee Run, là lúc nhấn STOP sẽ cho motor ngừng tự do.
Chọn lựa cách thức thay đổi tần số
Mỗi hãng sẽ có tên gọi khác nhau như Main frequency source selection, Frequency setting Method, Frequency Command. Bao gồm các lựa chọn sau:
0: Keypad: Thay đổi tần số bằng nút lên và xuống trên bàn phím.
1: Potentiometer on keypad: Thay đổi tần số bằng núm vặn.
2: External AVI analog signal Input: Thay đổi tần số bằng tín hiệu biến trở hoặc 0-10VDC.
3: External ACI analog signal input: Thay đổi tần số bằng bằng tín hiệu 4-20mA.
4: Communication setting frequency: Thay đổi tần số bằng RS485.
5: PID output frequency: Thay đổi tần số bằng tín hiệu hồi tiếp PID.
Cài giới hạn tần số
Đặt giới hạn tần số sẽ cho phép động cơ chạy nhanh nhất với đơn vị Hz. Giả sử khi cài là 40Hz thì động cơ chạy tối đa là 40Hz, n=60×40/2 = 1200 Vòng/Phút, có thể cài bao nhiêu cũng được trong phạm vi thông dụng là (1-60Hz) đối với động cơ thường.
Hướng dẫn cài đặt biến tần chi tiết
Hướng Dẫn Cài Đặt Biến Tần ABB
HƯỚNG DẪN CƠ BẢN SỬ DỤNG BIẾN TẦN ABB ACS550
Để đảm bảo an toàn, kiểm tra áp-tô-mát (MCCB) hoặc khởi động từ (MC) đã ở trạng thái OFF trước khi đấu vào nguồn điện.
II 1. Các thông số cài đặt cơ bản:
Hướng dẫn cách cài đặt biến tần Schneider
Biến tần Schneider được cài đặt mặc định trong các điều kiện hoạt động thông dụng.
Hiển thị: (BBT) sẵn sàng (rdY) khi động cơ dừng và tần số động cơ khi đồng cơ chạy.
Tần số động cơ (bFr): 50Hz.
Ứng dụng duy trì moment cố định bằng cách điều khiển vector từ thông, không cần cảm biến.
Chế độ dừng bình thường theo độ tăng/giảm tốc giảm tốc (Stt=rMP).
Chế độ dừng khi có lỗi: tự do
Các độ tăng/giảm tốc tăng & giảm tốc tuyến tính (ACC, dEC): 3 giây.
Tốc độ thấp (LSP): 0Hz.
Tốc độ cao (HSP): 50Hz.
Dòng nhiệt động cơ (ItH) = dòng điện danh định của động cơ (phụ thuộc vào công suất (BBT)).
Dòng hãm động cơ (SdC) = 0.7x dòng danh định của (BBT), cho mỗi 0,5 giây.
Tự động điều chỉnh độ tăng/giảm tốc giảm tốc trong trường hợp quá áp lúc hãm.
Không tự động khởi động sau khi bị lỗi.
Tần số đóng cắt của bộ nghịch lưu: 4kHz.
Các ngõ vào logic:
– LI1, LI2 (vận hành 2 chiều): điều khiển 2-dây theo trạng thái, LI1=thuận, LI2=nghịch. Đối với ATV312xxxxxxA, hai ngõ vào này chưa gán chức năng
– LI3, LI4: dùng để chọn 4 tốc độ đặt trước (tốc độ 1= tốc độ tham chiếu hoặc bằng 0, tốc độ 2 = 10Hz, tốc độ 3 = 15Hz, tốc độ 4 = 20Hz).
LI5-LI6: chưa gán chức năng.
Các ngõ vào analog:
– AI1: tham chiếu tốc độ 0-10V, chưa gán đối với ATV31xxxxxxA.
– AI2: tham chiếu tốc độ tổng 0±10V.
– AI3: 4-20mA chưa gán chức năng.
Như vậy là FDI care đã hướng dẫn cách cài đặt biến tần của hai loại phổ biến nhất hiện nay là ABB và Schneider. Bạn có thể áp dụng các cách cài đặt này cho hầu hết thiết bị biến tần hãng khác bởi chúng đều có quy cách cài đặt tương đồng nhau. Nếu gặp khó khăn trong quá trình cài đặt, bạn hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trợ giúp từ FDI care các bạn nhé!